Bộ Giao thông vận tải vừa gửi công văn đến UBND hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông, liên quan đến việc triển khai Nghị quyết số 147/NQ-CP ngày 20/9/2024 của Chính phủ về dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Trong công văn, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu UBND các tỉnh Bình Phước và Đắk Nông nhanh chóng rà soát, kiện toàn bộ máy và nhân sự của các cơ quan ký kết hợp đồng, chủ đầu tư và ban quản lý dự án. Các đơn vị này phải bảo đảm có đủ năng lực và kinh nghiệm theo quy định của pháp luật để tổ chức triển khai các dự án thành phần được giao phó.
Trên cơ sở tiến độ yêu cầu của Chính phủ và Quốc hội, UBND hai tỉnh được chỉ đạo lập kế hoạch chi tiết cho từng dự án thành phần, cũng như từng nội dung công việc (từ việc lập đề cương, tổ chức lựa chọn tư vấn, khảo sát hiện trường, thỏa thuận với các cơ quan liên quan, đến việc thẩm định, phê duyệt đầu tư).
Trong công văn, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu UBND các tỉnh Bình Phước và Đắk Nông nhanh chóng rà soát, kiện toàn bộ máy và nhân sự của các cơ quan ký kết hợp đồng, chủ đầu tư và ban quản lý dự án. Các đơn vị này phải bảo đảm có đủ năng lực và kinh nghiệm theo quy định của pháp luật để tổ chức triển khai các dự án thành phần được giao phó.
Trên cơ sở tiến độ yêu cầu của Chính phủ và Quốc hội, UBND hai tỉnh được chỉ đạo lập kế hoạch chi tiết cho từng dự án thành phần, cũng như từng nội dung công việc (từ việc lập đề cương, tổ chức lựa chọn tư vấn, khảo sát hiện trường, thỏa thuận với các cơ quan liên quan, đến việc thẩm định, phê duyệt đầu tư).
Phối cảnh cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ khởi công ngay trong năm 2024, cơ bản hoàn thành vào năm 2026 và đi vào vận hành năm 2027
Các kế hoạch này cần trình lên cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt, nhằm kiểm soát chặt chẽ thủ tục triển khai theo quy định và tiến độ thực hiện.
Đối với dự án thành phần 1, triển khai theo phương thức PPP, Bộ yêu cầu UBND hai tỉnh phối hợp với nhà đầu tư đề xuất dự án và khẩn trương ký thỏa thuận về việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Dự án thành phần 1 cần công bố thông tin theo Điều 25 của Luật Đầu tư PPP, đồng thời khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và các bên cho vay.
Bộ Giao thông vận tải cũng lưu ý rằng tổng mức đầu tư dự án phải được rà soát kỹ, cập nhật đầy đủ đơn giá (nhân công, vật liệu, bồi thường giải phóng mặt bằng...) và các khối lượng, định mức tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, cần rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai để tránh các sai sót đã được Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước chỉ ra.
Các thông số tài chính của Dự án thành phần 1 cần được xác định dựa trên cơ sở khách quan, khoa học và phù hợp với các quy định hiện hành. Phương án tài chính cũng phải được đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, tài chính và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
UBND Bình Phước và Đắk Nông phải phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để xây dựng báo cáo, tờ trình trình lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền, phản ánh tình hình triển khai dự án.
Công văn cũng yêu cầu các đơn vị định kỳ gửi báo cáo trước ngày 5 hàng tháng và trước ngày 15/4 và 15/9 hàng năm, hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Được biết, dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài 128,8km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến từ 100-120km/h. Dự án được chia thành 5 thành phần, trong đó phần giải phóng mặt bằng được tách riêng. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và xây dựng đường gom, cầu vượt qua tỉnh Đắk Nông và Bình Phước sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công.
Dự án thành phần 1 sẽ được đầu tư theo phương thức BOT và áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định về đầu tư theo phương thức PPP. UBND tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư với vai trò là cơ quan có thẩm quyền. Dự kiến, 4 dự án thành phần do địa phương làm chủ quản sẽ được khởi công vào cuối năm 2024.
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là hơn 25.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương đóng góp hơn 10.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 2.200 tỷ đồng (Bình Phước đóng hơn 1.200 tỷ đồng, Đắk Nông hơn 1.000 tỷ đồng) và phần vốn từ nhà đầu tư là hơn 12.700 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 5/2022, liên danh Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.
Theo yêu cầu của Quốc hội, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Đối với dự án thành phần 1, triển khai theo phương thức PPP, Bộ yêu cầu UBND hai tỉnh phối hợp với nhà đầu tư đề xuất dự án và khẩn trương ký thỏa thuận về việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Dự án thành phần 1 cần công bố thông tin theo Điều 25 của Luật Đầu tư PPP, đồng thời khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và các bên cho vay.
Bộ Giao thông vận tải cũng lưu ý rằng tổng mức đầu tư dự án phải được rà soát kỹ, cập nhật đầy đủ đơn giá (nhân công, vật liệu, bồi thường giải phóng mặt bằng...) và các khối lượng, định mức tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, cần rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai để tránh các sai sót đã được Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước chỉ ra.
Các thông số tài chính của Dự án thành phần 1 cần được xác định dựa trên cơ sở khách quan, khoa học và phù hợp với các quy định hiện hành. Phương án tài chính cũng phải được đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, tài chính và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
UBND Bình Phước và Đắk Nông phải phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để xây dựng báo cáo, tờ trình trình lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền, phản ánh tình hình triển khai dự án.
Công văn cũng yêu cầu các đơn vị định kỳ gửi báo cáo trước ngày 5 hàng tháng và trước ngày 15/4 và 15/9 hàng năm, hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Được biết, dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài 128,8km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến từ 100-120km/h. Dự án được chia thành 5 thành phần, trong đó phần giải phóng mặt bằng được tách riêng. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và xây dựng đường gom, cầu vượt qua tỉnh Đắk Nông và Bình Phước sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công.
Dự án thành phần 1 sẽ được đầu tư theo phương thức BOT và áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định về đầu tư theo phương thức PPP. UBND tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư với vai trò là cơ quan có thẩm quyền. Dự kiến, 4 dự án thành phần do địa phương làm chủ quản sẽ được khởi công vào cuối năm 2024.
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là hơn 25.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương đóng góp hơn 10.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 2.200 tỷ đồng (Bình Phước đóng hơn 1.200 tỷ đồng, Đắk Nông hơn 1.000 tỷ đồng) và phần vốn từ nhà đầu tư là hơn 12.700 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 5/2022, liên danh Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.
Theo yêu cầu của Quốc hội, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.