Liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo của tội phạm công nghệ cao
Từ đầu năm đến nay, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội pham sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước liên tiếp nhận đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm công nghệ cao. Điển hình các thủ đoạn như: lừa đảo tình cảm sau đó dẫn dụ đầu tư tài chính, làm nhiệm vụ online hoặc gửi tiền, quà có giá trị; lừa đảo đầu tư các sàn chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; lừa đảo qua hình thức tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, việc nhẹ lương cao; giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Văn phòng luật sư… gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền hoặc chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội sau đó giả mạo người thân, quen nhắn tin, gọi điện vay tiền; mạo danh nhân viên các tổ chức phi Chính phủ, Liên hiệp quốc… để kết bạn là quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài tiền; lừa đảo chuẩn hóa thông tin cá nhân (thuê bao di động, VNeID, tài khoản ngân hàng…) để yêu cầu truy cập hoặc cài đặt ứng dụng chứa các bộ mã độc có chức năng theo dõi hoạt động của thiết bị, thu thập thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu đăng nhập và cho phép đối tượng truy cập trái phép vào thiết bị từ xa để chiếm đoạt tài sản...
Các trang mạng xã hội quảng cáo lừa đảo lấy lại được tiền bị tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt
Đặc biệt, hiện nay các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng còn lập ra các website, trang mạng xã hội trên Facebook, Zalo…, thậm chí là các trang wed giả mạo các cơ quan tổ chức để tiếp cận những nạn nhân (bị chính các đối tượng lừa đảo bằng công nghệ cao trước đó) với lời đề nghị sẽ lấy lại được tiền bị lừa đảo, song phải trả phí. Đa phần các nạn nhân bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo, thường e ngại, không đến cơ quan công an trình báo, tâm lý nhanh chóng lấy lại tiền đã bị mất nên tìm kiếm cách lấy lại tiền thông qua các trang mạng, trang wed để ròi tiếp tục bị các đối tượng lừa đảo lừa lần hai.
Tâm lý cả tin, hám lợi nhiều nạn nhân vẫn “dính bẫy”
Hầu hết trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay đều diễn ra với cùng kịch bản, đó là các đối tượng tội phạm thường lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin, sự chủ quan, thiếu cảnh giác, thiếu thông tin kiểm chứng, thậm chí là sự hám lợi của bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Mặc dù các hình thức, thủ đoạn lừa đảo không mới và đã được các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn dễ dàng trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng,… Điển hình như trường hợp anh H.V.N, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, Giám đốc Công ty in ấn T.T.T bị đối tượng sử dụng số điện thoại “rác” giả mạo một trường học đóng chân trên địa bàn tỉnh, đối tượng liên hệ với Công ty in ấn T.T.T của anh H.V.N để đặt in pano quảng cáo… sau đó nhờ mua giúp giường tầng, nệm rồi chiếm đoạt tài sản. Anh H.V.N cho biết: đối tượng nhờ mua mẫu giường tầng và nệm phải đúng như mẫu, sau đó đối tượng chủ động cung cấp số điện thoại của nơi bán giường tầng, nệm và nói anh N. liên hệ đặt rồi bán lại cho trường với giá cao hơn. Để tạo tin tưởng, đối tượng đã gửi tin nhắn qua Zalo với nội dung kèm hình ảnh chụp màn hình giao dịch đã chuyển vào số tài khoản của anh N. 150 triệu đồng tiền cọc làm pano và mua giường tầng. Lúc sau, chỗ làm giường tầng liên tục điện thoại hối thúc đặt cọc tiền để chở hàng giao cho anh. Mất cảnh giác, cả tin và hám lợi nên anh đã “dính bẫy” đối tượng và mất 90 triệu đồng.
Thượng tá Bùi Bá Dũng, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước cho biết, hiện nay tội phạm công nghệ cao thường xuyên nắm bắt các xu hướng, sự kiện, các hoạt động mang tính thời sự, đánh vào tâm lý của nạn nhân để lừa đảo. Ngoài những thủ đoạn quen thuộc như: giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc kết bạn qua mạng xã hội để hứa hẹn tặng quà, lừa chuyển tiền..., hiện xuất hiện chiêu thức lừa cài đặt ứng dụng định danh điện tử (VNeID); giả mạo trang web tổ chức trại hè để lừa tiền của nạn nhân. Ngoài ra, hiện nay nhiều người dân, đặc biệt là người già, trẻ vị thành niên… còn hạn chế về khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo và cách thức tấn công mạng, do đó tội phạm sử dụng công nghệ cao thường nhắm đến.
Từ đầu năm đến nay, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội pham sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước liên tiếp nhận đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm công nghệ cao. Điển hình các thủ đoạn như: lừa đảo tình cảm sau đó dẫn dụ đầu tư tài chính, làm nhiệm vụ online hoặc gửi tiền, quà có giá trị; lừa đảo đầu tư các sàn chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; lừa đảo qua hình thức tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, việc nhẹ lương cao; giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Văn phòng luật sư… gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền hoặc chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội sau đó giả mạo người thân, quen nhắn tin, gọi điện vay tiền; mạo danh nhân viên các tổ chức phi Chính phủ, Liên hiệp quốc… để kết bạn là quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài tiền; lừa đảo chuẩn hóa thông tin cá nhân (thuê bao di động, VNeID, tài khoản ngân hàng…) để yêu cầu truy cập hoặc cài đặt ứng dụng chứa các bộ mã độc có chức năng theo dõi hoạt động của thiết bị, thu thập thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu đăng nhập và cho phép đối tượng truy cập trái phép vào thiết bị từ xa để chiếm đoạt tài sản...
Các trang mạng xã hội quảng cáo lừa đảo lấy lại được tiền bị tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt
Đặc biệt, hiện nay các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng còn lập ra các website, trang mạng xã hội trên Facebook, Zalo…, thậm chí là các trang wed giả mạo các cơ quan tổ chức để tiếp cận những nạn nhân (bị chính các đối tượng lừa đảo bằng công nghệ cao trước đó) với lời đề nghị sẽ lấy lại được tiền bị lừa đảo, song phải trả phí. Đa phần các nạn nhân bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo, thường e ngại, không đến cơ quan công an trình báo, tâm lý nhanh chóng lấy lại tiền đã bị mất nên tìm kiếm cách lấy lại tiền thông qua các trang mạng, trang wed để ròi tiếp tục bị các đối tượng lừa đảo lừa lần hai.
Tâm lý cả tin, hám lợi nhiều nạn nhân vẫn “dính bẫy”
Hầu hết trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay đều diễn ra với cùng kịch bản, đó là các đối tượng tội phạm thường lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin, sự chủ quan, thiếu cảnh giác, thiếu thông tin kiểm chứng, thậm chí là sự hám lợi của bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Mặc dù các hình thức, thủ đoạn lừa đảo không mới và đã được các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn dễ dàng trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng,… Điển hình như trường hợp anh H.V.N, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, Giám đốc Công ty in ấn T.T.T bị đối tượng sử dụng số điện thoại “rác” giả mạo một trường học đóng chân trên địa bàn tỉnh, đối tượng liên hệ với Công ty in ấn T.T.T của anh H.V.N để đặt in pano quảng cáo… sau đó nhờ mua giúp giường tầng, nệm rồi chiếm đoạt tài sản. Anh H.V.N cho biết: đối tượng nhờ mua mẫu giường tầng và nệm phải đúng như mẫu, sau đó đối tượng chủ động cung cấp số điện thoại của nơi bán giường tầng, nệm và nói anh N. liên hệ đặt rồi bán lại cho trường với giá cao hơn. Để tạo tin tưởng, đối tượng đã gửi tin nhắn qua Zalo với nội dung kèm hình ảnh chụp màn hình giao dịch đã chuyển vào số tài khoản của anh N. 150 triệu đồng tiền cọc làm pano và mua giường tầng. Lúc sau, chỗ làm giường tầng liên tục điện thoại hối thúc đặt cọc tiền để chở hàng giao cho anh. Mất cảnh giác, cả tin và hám lợi nên anh đã “dính bẫy” đối tượng và mất 90 triệu đồng.
Hình ảnh thùng tiền và giấy biên nhận gửi hàng do đối tượng giả danh 'nhân viên Chính phủ Mỹ' gửi cho bà H.T.T
Hoặc mới đây nhất, nhiều trường hợp người dân bị các đối tượng giả danh là bác sĩ của Liên Hiệp Quốc, nhân viên Chính phủ Mỹ, nhân viên gìn giữ hòa bình… kết bạn làm quen. Sau đó, nói sẽ gửi một số tiền lớn để đầu tư mua bất động sản, kinh doanh buôn bán…, một thời gian sau, sẽ có đối tượng mạo danh là nhân viên Hải Quan, an ninh sân bay… nói có một kiện hàng được gửi từ nước ngoài phải đóng thuế Hải Quan. Sau đó lại thông báo trong kiện hàng có nhiều tiền USA nên phải đóng phí làm giấy xác nhận tiền USD thuộc quyền sở hữu và giấy bảo hiểm lô hàng, nếu không thì An ninh Việt Nam sẽ tịch thu; với kịch bản như vậy, đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân phải gửi tiền, do mất cảnh giác, cả tin và hám lợi các nạn nhân đều đã chuyển tiền theo yêu cầu, có nạn nhân mất hàng tỷ đồng.
Bà H.T.T đến cơ quan công an trình báo vụ việc đối tượng giả danh 'nhân viên Chính phủ Mỹ' lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, các đối tượng sử dụng thủ đoạn mà nhiều người thường “dính bẫy” đó là tham gia làm "việc nhẹ lương cao" được quảng cáo trên mạng xã hội. Những công việc này đều có đặc điểm chung là có vẻ khá dễ dàng kiếm tiền, ai cũng có thể thực hiện được; ví dụ như làm nhiệm vụ chụp các mã chứng khoán gửi cho đối tượng hay vào các trang facebook, tiktok để like các video theo yêu cầu sẽ được 10.000 đồng cho một lượt thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, sau đó đối tượng yêu cầu người chơi phải tiếp tục đóng tiền mua các gói thực hiện nhiệm vụ cao hơn với lợi nhuận nhiều hơn từ 30 % đến 40% tiền gốc, đánh trúng tâm lý ham lợi, đầu tư ít lợi nhuận cao, nên nạn nhân sẽ đóng tiền đầu tư với mong muốn kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên khi nạn nhân tham gia đóng tiền mua thêm các gói việc làm cao hơn sẽ bị đưa ra nhiều lý do để không cho rút tiền gốc và lãi, sau đó sẽ chặn tin nhắn, không truy cập vào được app... và mất trắng tiền đầu tư.Thượng tá Bùi Bá Dũng, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước cho biết, hiện nay tội phạm công nghệ cao thường xuyên nắm bắt các xu hướng, sự kiện, các hoạt động mang tính thời sự, đánh vào tâm lý của nạn nhân để lừa đảo. Ngoài những thủ đoạn quen thuộc như: giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc kết bạn qua mạng xã hội để hứa hẹn tặng quà, lừa chuyển tiền..., hiện xuất hiện chiêu thức lừa cài đặt ứng dụng định danh điện tử (VNeID); giả mạo trang web tổ chức trại hè để lừa tiền của nạn nhân. Ngoài ra, hiện nay nhiều người dân, đặc biệt là người già, trẻ vị thành niên… còn hạn chế về khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo và cách thức tấn công mạng, do đó tội phạm sử dụng công nghệ cao thường nhắm đến.