Chương trình có sự hiện diện của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền.
Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Mười cho biết, sóc Bom Bo không chỉ giàu truyền thống cách mạng mà còn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, có những nét văn hóa độc đáo, khác biệt như nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, lễ kết bạn cộng đồng và nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã và đang làm phong phú thêm kho tàng di sản của Việt Nam. 2024 là năm đầu tiên huyện Bù Đăng tổ chức lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Lễ hội được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài huyện mong đợi không chỉ bởi không khí vui tươi rộn ràng mang thương hiệu riêng của Bom Bo, Bù Đăng mà còn bởi sự cuốn hút của cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những nét văn hóa tiêu biểu”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh tin rằng, lễ hội sẽ giúp thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ, kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa, lịch sử của dân tộc. Đồng thời, đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bù Đăng tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, tự lực, tự cường; chủ động trong xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, kết hợp với phát triển du lịch trong tỉnh, trong khu vực và cả nước, từng bước hướng đến thu hút khách du lịch quốc tế. Qua đó, góp phần tạo đột phá trong phát triển kinh tế, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước “đa dạng, bản sắc và hội nhập”.
Các đại biểu tham dự đêm hội
Sóc Bom Bo được biết đến qua phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà cao điểm là trong chiến dịch Đồng Xoài - Phước Long năm 1965. Trong những ngày chuẩn bị lương thực cho chiến trường, trên nương rẫy, bưng bàu như những ngày hội lớn, nhân dân nô nức thi đua tuốt lúa, tập trung thóc vào kho hậu cần. Trước yêu cầu cao điểm phục vụ lương thực cho chiến dịch, với quyết tâm cao, bằng sự sáng tạo của mình, đồng bào sóc Bom Bo đã huy động toàn bộ cối, chày hiện có và còn dùng cây sao dài đục thành hàng chục lỗ cối với chày tay giã gạo kịp thời cho chiến dịch. Sau gần 3 ngày đêm giã gạo liên tục, nhân dân sóc Bom Bo đã giã được 5 tấn gạo phục vụ chiến dịch.Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Mười cho biết, sóc Bom Bo không chỉ giàu truyền thống cách mạng mà còn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, có những nét văn hóa độc đáo, khác biệt như nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, lễ kết bạn cộng đồng và nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã và đang làm phong phú thêm kho tàng di sản của Việt Nam. 2024 là năm đầu tiên huyện Bù Đăng tổ chức lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Lễ hội được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài huyện mong đợi không chỉ bởi không khí vui tươi rộn ràng mang thương hiệu riêng của Bom Bo, Bù Đăng mà còn bởi sự cuốn hút của cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những nét văn hóa tiêu biểu”.
Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Vũ Văn Mười phát biểu khai mạc lễ hội
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bù Đăng Vũ Lương đánh hồi trống chào mừng đêm hội
Tại đêm hội, các đại biểu và bà con nhân dân đã được xem video phản ánh những điểm nhấn quan trọng, đáng nhớ về các hoạt động trọng tâm của lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” năm 2024. Đêm hội còn có nhiều tiết mục văn nghệ kết hợp hoạt cảnh đặc sắc với các chủ đề “Sóc Bom Bo mảnh đất anh hùng”; "Sóc Bom Bo trong công cuộc đổi mới". Các tiết mục văn nghệ với sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên: NSƯT Vũ Thắng Lợi, ca sĩ Thanh Tài, ca nhạc sĩ A Páo, ca sĩ Đào Ngọc Sang, ca sĩ Hiên Xê Đăng, Vũ Đoàn Gió Việt… cùng các nghệ nhân đội nghệ thuật quần chúng, các nghệ nhân cồng chiêng của huyện Bù Đăng cùng phối hợp thực hiện. Đêm nghệ thuật đã tái hiện lại không gian đời sống, văn hóa tinh thần, sự kiện lịch sử người đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo. Qua đó, càng tô đậm thêm nét đẹp giá trị văn hóa lịch sử của người dân Bom Bo.Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh phát biểu tại đêm hội
Phát biểu tại đêm hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh cho rằng: Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” hôm nay không chỉ là cơ hội để chúng ta cùng thăng hoa trong không gian văn hóa đặc sắc, mà còn là dịp để chúng ta cùng cam kết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử đầy ý nghĩa. Vừa qua, UBND huyện Bù Đăng đã tổ chức công bố tour du lịch kết nối Bù Đăng với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh, mở ra cơ hội tốt, đẩy mạnh các hoạt động du lịch chuyên nghiệp về với “điểm đến” đặc biệt này.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh tin rằng, lễ hội sẽ giúp thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ, kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa, lịch sử của dân tộc. Đồng thời, đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bù Đăng tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, tự lực, tự cường; chủ động trong xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, kết hợp với phát triển du lịch trong tỉnh, trong khu vực và cả nước, từng bước hướng đến thu hút khách du lịch quốc tế. Qua đó, góp phần tạo đột phá trong phát triển kinh tế, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước “đa dạng, bản sắc và hội nhập”.
Đại diện T.Ư Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao chứng nhận "Bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam" và "Bộ cồng chiêng chế tác bằng đồng đỏ và thiếc để biểu diễn lớn nhất Việt Nam" cho huyện Bù Đăng.
Trong thời gian Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo" đã đón lượng khách kỷ lục với hơn 100 ngàn lượt du khách. Tại lễ hội, Ban tổ chức cũng đã công bố bộ đàn đá, cồng chiêng lớn nhất Việt Nam.
Lượng khách kỷ lục tham gia chương trình nghệ thuật "Đêm hội Bom Bo"
|
Tại đêm hội, các đại biểu và bà con nhân dân đã được xem video phản ánh những điểm nhấn quan trọng, đáng nhớ về các hoạt động trọng tâm của lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” năm 2024. Đêm hội còn có nhiều tiết mục văn nghệ kết hợp hoạt cảnh đặc sắc với các chủ đề “Sóc Bom Bo mảnh đất anh hùng”; "Sóc Bom Bo trong công cuộc đổi mới". Các tiết mục văn nghệ với sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên: NSƯT Vũ Thắng Lợi, ca sĩ Thanh Tài, ca sỹ, nhạc sĩ A Páo, ca sĩ Đào Ngọc Sang, ca sĩ Hiên Xê Đăng, Vũ Đoàn Gió Việt… cùng các nghệ nhân đội nghệ thuật quần chúng, các nghệ nhân cồng chiêng của huyện Bù Đăng cùng phối hợp thực hiện. Đêm nghệ thuật đã tái hiện lại không gian đời sống, văn hóa tinh thần, sự kiện lịch sử người đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo. Qua đó, càng tô đậm thêm nét đẹp giá trị văn hóa lịch sử của người dân Bom Bo. |
Thi giã gạo tại lễ hội
Trong "Đêm hội Bom Bo", Ban tổ chức cũng đã công bố 2 kỷ lục do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thuộc Liên minh Kỷ lục thế giới - T.Ư Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận gồm "Bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam" với 20 thanh, thanh nhẹ nhất 250 kg, thanh nặng nhất là 400 kg và "Bộ cồng chiêng chế tác bằng đồng đỏ và thiếc để biểu diễn lớn nhất Việt Nam", trong đó bộ cồng gồm 6 chiếc với khối lượng hơn 1,8 tấn; bộ chiêng 6 chiếc với tổng khối lượng gần 1,7 tấn./..